Cach dau loa hoi truong

Bạn đang muốn tự đấu loa cho hội trường nhưng chưa biết cách làm như thế nào? Hôm nay, Khang Phú Đạt Audio sẽ hướng dẫn bạn cách đấu loa hội trường nhanh nhất, chính xác nhất

Cấu tạo loa hội trường

Để đấu nối loa hội trường với các thiết bị khác thì đầu tiên bạn cần nắm được cấu tạo và chức năng của các bộ phận của loa cho hội trường để việc lắp đặt dễ dàng hơn.

Loa gồm có 6 bộ phận chính, đó là:

  • Vỏ thùng loa: Là bộ phận bên ngoài mỗi chiếc loa. Nó được làm chủ yếu từ gỗ để tái tạo âm thanh hội trường tốt nhất. Và để tiết kiệm chi phí, vỏ loa thường được làm từ gỗ ép thay vì các loại gỗ như trước đây mà vẫn đạt chất lượng âm thanh tốt. Vỏ loa cần được thiết kế đẹp mắt, chắc chắn vừa giúp bảo vệ linh kiện bên trong loa vừa tạo tính thẩm mỹ

  • Mạch phân tầng: Có nhiệm vụ chính là phân tích và xử lý âm thanh để truyền đến driver của loa để lọc âm. Nó giúp cho âm thanh phát ra từ loa không bị chồng chéo và chất lượng tốt hơn.

  • Driver của loa: Là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong 1 chiếc loa. Để có thể đấu nối bạn cần biết rõ các chức năng của chi tiết này. Driver biến đổi các tín hiệu sang sóng âm thanh nhờ vào các rung động của màng loa thùng

  • Lỗ dội âm: có chức năng tái hiện những tần số thấp, làm cho âm thanh phát ra có chất lượng cao. Chúng thường được đặt ở trước hoặc sau loa.

  • Jack kết nối: là bộ phận kết nối với các thiết bị khác với loa. Jack cắm loa phải được thiết kế riêng biệt để đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

  • Một số phụ kiện khác nhau: giá đỡ, chân đế, giá treo,… được lắp bên ngoài loa để cố định vị trí của loa, giúp loa được chắc chắn, tạo vẻ thẩm mỹ cho không gian lắp đặt loa.

Xem thêm: https://bitly.com.vn/rqa0j8

Cách đấu nối loa hội trường chính xác nhất

Có 2 cách đấu nối loa thông dụng nhất đó chính là đấu nối tiếp và đấu song song.

  • Đấu nối tiếp: Bạn thực hiện đấu nối các đầu cực theo thứ tự cực dương – cực âm – cực dương – cực âm – … Tuy nhiên cách đấu nối này thường ít được sử dụng vì nó có hạn chế là các loa kết nối mật thiết với nhau nên khi 1 loa gặp vấn đề thì các loa khác sẽ không hoạt động tiếp được.

  • Đấu song song: Được áp dụng khi đấu nối từ 2 loa trở lên. Bạn sẽ thực hiện đấu nối các cực cùng dấu với nhau, cực âm đấu với cực âm, cực dương đấu với cực dương. Ưu điểm của cách đấu này đó chính là nếu 1 loa trong số chúng bị hỏng, trục trặc thì các loa khác vẫn hoạt động bình thường.

Ngoài việc hiểu các cách đấu nối bạn cũng cần dựa vào thiết kế của không gian hội trường để lựa chọn cách kết nối loa phù hợp. Ở các hội trường nhỏ thì khi đấu nối loa thì nguồn âm thanh nói tối thiểu sẽ ở mức 1W/ người, nguồn âm nhạc sẽ là 1.5W/ người.

Hi vọng qua bài viết này giúp bạn có thêm kinh nghiệm để đấu nối loa hội trường.

Xem thêm:

Last updated